Giới thiệu
Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chất lượng nói chung, thực hành nông nghiệp tốt (GAP, GlobalGAP,...) hay tiêu chuẩn hữu cơ hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng các điều kiện xuất khẩu và tiêu chuẩn của các công ty chế biến nông sản. Tuy nhiên, hầu hết các nông hộ sản xuất nông sản thường là các hộ nhỏ nên khó đáp ứng được chi phí cho một lần kiểm tra chứng nhận và không đủ kiến thức tự canh tác theo tiêu chuẩn chứng nhận, nên việc tự yêu cầu chứng nhận khó đạt kết quả thành công. Vì vậy các nông hộ phải được tổ chức theo nhóm liên kết, được quản lý bởi một đơn vị quản lý vùng trồng như hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, công ty thu mua, nhà xuất khẩu, nhà chế biến và phải được kiểm soát bằng một hệ thống kiểm soát nội (viết tắt là ICS) để đảm bảo các nông hộ trong nhóm liên kết tuân thủ theo tiêu chuẩn chất lượng, kiểm soát rủi ro và dễ dàng tổ chức nhóm liên kết sản xuất.
Khoá học giúp cho người học:
Đối tượng học
Năng lực cốt lõi
Cơ hội việc làm
Thời gian đào tạo
Phương pháp dạy và học
Phương pháp học bằng cách làm (learning by doing)
Chứng chỉ
Chương trình học
Giới thiệu chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cho nhóm liên kết
Chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng
Vì sao cần chứng nhận chất lượng
Kiểm soát nội bộ (ICS) là gì
Kiểm soát nội bộ bao gồm những gì
Điều kiện chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cho nhóm liên kết
Thuật ngữ
Thiết lập thành viên trên hSpace App
Tổ chức điều hành nhóm liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng
Các tổ chức nhóm liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng
Các mô hình thiết lập nhóm liên kết
Ưu điểm/nhược điểm của các mô hình khác nhau
Cách bắt đầu một nhóm liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng
Tổng quan về trang trại, thu mua và chế biến
Tổ chức ban điều hành kiểm soát nội bộ nhóm liên kết
Tổ chức ban điều hành kiểm soát nội bộ nhóm liên kết trên hSpace App
Quản lý rủi ro
Cơ bản về đánh giá rủi ro
Các rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chất lượng
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro liên tục
Triển khai đánh giá rủi ro trên hSpace App
Tiêu chuẩn chất lượng nội bộ
Điều quan trọng tiêu chuẩn chất lượng nội bộ
Tại sao cần tiêu chuẩn chất lượng nội bộ
Quy trình phát triển tiêu chuẩn chất lượng nội bộ
Tiêu chuẩn chất lượng nội bộ
Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng nội bộ với hSpace
Quy trình phê duyệt và kiểm soát trang trại
Tuyển chọn nông hộ mới cho nhóm liên kết
Kiểm tra và thanh tra nội bộ
Điều không phù hợp và hành động khắc phục
Ước tính sản lượng
Phê duyệt, xử phạt và xử lý khiếu nại
Mua bán, Xử lý, Chế biến và Xuất khẩu
Thủ tục mua và bán
Kiểm soát dòng sản phẩm và lưu trữ
Chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng và xuất khẩu
Xuất khẩu
Triển khai hệ mua, bán và kiểm soát dòng sản phẩm trên hSpace App
Thanh tra bên ngoài (Chứng nhận bên thứ 3)
Các bước hướng tới chứng nhận
Thanh tra bên ngoài
Chứng nhận và Tổ chức chứng nhận
Việt Nam xác định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế (theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII). Nông nghiệp đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỷ trọng gần 12% GDP. Việt Nam đang trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách, định hướng của Chính phủ, của Nhà nước, cùng với các chương trình hành động quốc gia hướng tới xây dựng nông thôn mới, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vục kinh tế hợp tác, hợp tác xã, chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững, với nhiều chương trình như mỗi xã một sản phẩm, chuyển đổi số ngành nông nghiệp, mô hình thí điểm xã thương mại điện tử, cụ thể:
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 03/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.
Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Quyết định số 919/QĐ-TTg, ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025.
Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.
Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022-2025.
Công văn số 3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tạm thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử.
Trên cơ sở đó hSpace phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm góp phần vào công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp, mang khoa học vào thực tiễn ngành nông nghiệp, cùng các thành phần khác góp phần vào thực hiện hoá các chính sách, định hướng của Chính phủ, của Nhà nước và các chương trình hành động quốc giá, các thành phần với những kế hoạch hành động của hSpace như sau: