Giải pháp từ hTransform

Hệ thống số đảm bảo tiêu chuẩn minh bạch

Chuyển đổi phương thức và mô hình kinh doanh thời đại số, tiến tới tổ chức tự vận hành

Tải ứng dụng hSpace

logo-slogan
banner
banner

Các tiêu chí minh bạch AFT


Các tiêu chí minh bạch AFT
  • Phương pháp canh tác: Hữu Cơ, An Toàn, Thuần Tự Nhiên.
  • Tiêu chuẩn canh tác: GAP, GLOBALGAP,...
  • Trong hệ thống truy xuất nguồn gốc phải thể hiện thông tin chi tiết theo quy định của phương pháp, tiêu chuẩn canh tác.
  • Tên nhà sản xuất, loại hình nhà sản xuất, người đại diện chính thức, thông tin liên hệ, địa điểm nơi sản xuất, Danh mục các loại cây trồng, Các tiêu chuẩn sản xuất đang áp dụng và các chứng nhận, Lập sơ đồ thể hiện các khu vực sản xuất, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Cập nhập trên truy xuất nguồn gốc khi có sự thay đổi.
  • Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.
  • Đất canh tác đảm bảo quy định về giới hạn các kim loại nặng As, Cd.
  • Nguồn nước tưới và sơ chế sản phẩm không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm.
  • Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển; bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  • Giống: cung cấp danh sách tất cả các loại giống cây, giống nấm đang được sử dụng.
  • Thuốc bảo vệ thực vật: cung cấp danh sách các loại thuốc theo nhóm mục đích sử dụng (diệt cỏ, phòng/ trị bệnh, côn trùng, cải tạo đất, điều hòa sinh trưởng, tổng hợp và mục đích khác).
  • Phân bón: cung cấp danh sách các loại phân bón theo mục đích sử dụng, nêu rõ mua hoặc tự sản xuất.
  • Xây dựng và thực hiện Quy trình trồng trọt của từng loại cây trồng, nấm; trong đó ngoài các nội dung của một quy trình thông thường, cần phải thể hiện rõ các nội dung.
  • Chủng loại và phương thức sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Phương án ứng phó các loại sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi có thể ảnh hưởng đến cây trồng.
  • Các biểu mẫu ghi chép đầy đủ việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với các nội dung: mục đích, ngày, tên sản phẩm, hoạt chất chính, liều lượng, người thực hiện, loại cây trồng/khu vực sử dụng, thời gian cách ly (phụ lục 2 hoặc các mẫu ghi chép tương đương).
  • Có phụ lục cập nhật quy trình sản xuất cho từng thời kỳ.
  • Xây dựng quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản của từng loại sản phẩm trong đó có liệt kê đầy đủ các loại hóa chất sử dụng (nếu có).
  • Có sổ ghi chép theo dõi sản lượng thu hoạch thực tế.
  • Lưu trữ đầy đủ hóa đơn hoặc phiếu xuất hàng.
  • Hóa đơn hoặc phiếu xuất hàng ngoài các thông tin chung về người nhận, số/khối lượng và đơn giá sản phẩm, phải thể hiện được số hiệu phương tiện vận chuyển.
  • Cập nhật đầy đủ thông tin trên hệ thống truy xuất được nguồn gốc cho từng lô hàng, tối thiểu bao gồm: Tên sản phẩm, Thông tin về nhà sản xuất , Mã số lô/thửa, Loại giống sử dụng, Ngày trồng, Các lần bón phân, sử dụng thuốc BVTV, Ngày thu hoạch, Khối lượng thu hoạch, Ngày đóng gói, Tiêu chuẩn áp dụng cho quá trình sản xuất (nếu có),  Phương pháp canh tác công bố của nhà sản xuất, Mã số Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc số hiệu văn bản công bố chất lượng sản phẩm.
  • Xây dựng thủ tục thu hồi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn/ mất an toàn cho người dùng.
  • Trường hợp bao gói sẵn, thông tin ghi nhãn gồm: Tên sản phẩm, Địa chỉ nơi sản xuất và/hoặc đóng gói, Ngày thu hoạch/đóng gói, Khối lượng tịnh, Hạn sử dụng, Hướng dẫn bảo quản, Tiêu chuẩn áp dụng (nếu có), Phương pháp canh tác công bố của nhà sản xuất ở mục, Mã số Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc số hiệu văn bản công bố chất lượng sản phẩm, Dán tem cùng với Mã QR truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
  • Trường hợp không bao gói sẵn: gắn tem truy xuất nguồn gốc.
  • Cung cấp các kết quả xét nghiệm ngẫu nhiên của sản phẩm (06 tháng/lần) từ một trong các tổ chức do AFT khuyến nghị, các chỉ tiêu xét nghiệm tối thiểu bao gồm:
  • Tồn dư kim loại nặng Asen (As), (áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm).
  • Tồn dư vi sinh vật Salmonella spp. và E. coli (áp dụng cho rau mầm và rau ăn sống).
  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc phospho hữu cơ, gốc cúc và gốc carbamates (áp dụng cho tất cả sản phẩm).
  • Danh sách người lao động tại nơi sản xuất, bao gồm các thông tin: Họ tên, tuổi, sức khỏe, tính hợp pháp của lao động, người yếm thế.
  • Danh sách người lao động đã qua huấn luyện, áp dụng quy trình sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.

Hệ thống đảm bảo các tiêu chí minh bạch hAgri


Hệ thống đảm bảo các tiêu chí minh bạch

Nhà điều hành ICS phải đảm bảo rằng có đủ nhân viên có trình độ để thực hiện tất cả các quy trình ICS. 

Trong một số trường hợp, một người có thể đảm nhận nhiều vị trí/nhiệm vụ.

Điều quan trọng, chỉ một người chịu trách nhiệm cho từng công việc, người này có đủ khả năng đảm nhiệm công việc và nhận thức được nhiệm vụ của mình.

Sơ đồ tổ chức quản lý nội bộ
Vai trò của từng đối tượng trong sơ đồ quản lý nội bộ

Hệ thống đảm bảo minh bạch hAgri cung cấp chức năng khai báo thông tin nhà sản xuất và quy trình xác nhận thông tin nhà sản xuất. Đảm bảo rằng thông tin được khai báo là đúng.

Sản xuất nông sản theo nhóm chứng nhận và được điều hành bởi ICS nên thông tin nhà sản xuất bao gồm thông tin nông hộ tham gia và thông tin nhà điều hành ICS.

Quy trình xác nhận thông tin nhà sản xuất

QUY TRÌNH KHAI BÁO VÀ XÁC NHẬN THÔNG TIN NHÀ SẢN XUẤT

B1. Xây dựng dự án nhóm chứng nhận, Giám đốc vùng trồng đăng ký tài khoản trên hSpace với vai trò Giám đốc vùng trồng. Chờ hSpace xác nhận và phê duyệt.

B2. Tuyển chọn nông hộ thành viên tham gia dự án.

B3. Nông hộ tham gia nhóm chứng nhận và tạo tài khoản trên hSpace với vai trò là nông hộ. Chờ hSpace xác nhận và phê duyệt.

B4. Xác nhận và phê duyệt thông tin

  • Giám đốc vùng trồng: hSpace xác nhận thông tin đăng ký từ Giám đốc vùng trồng bằng nhiều hình thức: gọi điện, email, cán bộ hiện trường, chứng từ chứng minh → Phê duyệt hoặc từ chối ( Trường hợp từ chối Giám đốc vùng trồng khai báo lại thông tin cho đến khi được duyệt).
  • Nông hộ: hSpace xác nhận thông tin đăng ký từ Nông hộ thành viên bằng nhiều hình thức: gọi điện, email, cán bộ hiện trường, chứng từ chứng minh → Phê duyệt hoặc từ chối ( Trường hợp từ chối Nông hộ khai báo lại thông tin cho đến khi được duyệt).

B5. Thông tin nông hộ: Sau khi nông hộ được phê duyệt các thông tin khai báo sẽ được lưu trữ và hiển thị trang quản lý của nông hộ.

B6. Thông tin công ty, đơn vị tổ chức nhóm chứng nhận: sau khi Giám đốc vùng trồng được phê duyệt tài khoản, sẽ khai báo thông tin công ty và cung cấp các chứng từ liên quan. Chờ hSpace xác nhận và phê duyệt thông tin.

B7. hSpace xác nhận thông tin khai báo công ty, đơn vị tổ chức nhóm chứng nhận → Phê duyệt hoặc từ chối ( Trường hợp từ chối Giám đốc vùng trồng khai báo lại thông tin cho đến khi được duyệt).

B8. Thông tin công ty, đơn vị tổ chức nhóm chứng nhận sau khi được phê duyệt sẽ lưu trữ và hiển thị trên trang quản lý vùng trồng.

Điều kiện sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy khi một nông hộ tham gia nhóm chứng nhận đều phải đảm bảo qua ba quy trình sau:

  • Nông hộ khi mới đăng ký sẽ khai báo trang trạng và được xác nhận bởi cán bộ hiện trường và nhân viên hSpace. 
  • Khi đăng ký tham gia chương trình chứng nhận sẽ qua vòng đánh giá rủi ro bởi cán bộ ICS (đánh giá rủi ro bao gồm địa phương canh tác, vị trí nông trại, các trang trại tiếp giáp, môi trường, dữ liệu lịch sử canh tác,...). Nhằm đảm bảo nông hộ đủ điều kiện canh tác theo tiêu chuẩn chứng nhận.
  • Nông hộ khi tham gia nhóm chứng nhận, ở tất cả các giai đoạn sản xuất nông sản đều được giám sát, thanh tra nội bộ. Trong đó bao gồm các yếu tố về điều kiện sản xuất (đất đai, nguồn nước, trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển; bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm).
  • Theo khoản 3 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 thì canh tác là quá trình con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng khác nhau.
  • Vậy, tiêu chuẩn canh tác là việc áp dụng các quy định lên quá trình canh tác nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm an toàn, sản phẩm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sống.
  • Lợi ích của các nhà sản xuất áp dụng tiêu chuẩn canh tác: Khi sản phẩm có gắn nhãn chứng nhận tiêu chuẩn sẽ nâng tầm sản phẩm đối với người tiêu dùng, tạo nên sự cạnh tranh cho nhà sản xuất, có cơ hội tiếp cận với các thị trường khó tính. Ngoài ra, bảo vệ chính sức khỏe thành viên tham gia canh tác, bảo vệ môi trường vùng trồng cho năng xuất cao trong lâu dài.

Khai báo tiêu chuẩn canh tác trong hệ thống

Khi tham gia nhóm chứng nhận, tiêu chuẩn canh tác sẽ được khai báo từ đầu mùa vụ.

Thanh tra nội bộ là thành phần quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ (ICS), để xác minh chính thức rằng nông hộ có đáp ứng tất cả các yêu cầu theo tiêu chuẩn canh tác hay không.

Việc kiểm tra trang trại ít nhất 1 lần/năm và phải kiểm tra 100% số hộ sản xuất tham gia ICS. 

Việc kiểm tra phải được định thời điểm diễn ra vào thời điểm quan trọng trong chu kỳ sản xuất khi rủi ro không tuân thủ các tiêu chuẩn là cao nhất.

Quy trình thanh tra nội bộ

Quy trình thanh tra nội bộ

B1. Điều phối viên lên kế hoạch thanh tra, phân chia chia địa bàn phụ trách cho kỹ thuật quản lý đồng ruộng theo quyết định của ban quản lý nhóm. Hình thức phân chia chéo nghĩa là Kỹ thuật thanh tra sẽ không thanh tra cho hộ mình đang giám sát.

B2. Sau khi có lịch thanh tra, tiến hành đào tạo tập huấn cho thanh tra viên để đảm bảo thanh tra viên đủ kiến thức thực hiện thanh tra nội bộ.

B3. Tạo lịch thanh tra trên APP.

B4. Sau khi tạo lịch thanh tra trên APP.

  • Lịch làm việc nhóm của nông hộ: Xuất hiện lịch thanh tra nếu nông hộ đó có trong đợt thanh tra đã tạo.
  • Lịch thanh tra nội bộ của trang trại sẽ hiển thị lịch thanh tra với trạng thái là “Kế hoạch”.

B5. Khi Lịch được tạo và chưa chuyển qua trạng thái thực hiện, Điều phối viên kiểm tra sai với lịch thực tế hoặc cần thay đổi về lịch hoạch việc thanh tra trì hoãn thì có thể Hủy lịch. Rồi tạo lại lịch mới theo đúng yêu cầu.

B6. Chuyển trạng thái tiến hành thanh tra trên APP để thực hiện thanh tra từng trang trại.

B7. Khi có một vấn đề phát sinh cho một nông hộ nào đó, và trạng thái nông hộ là kế hoạch thì có thể chuyển sang trạng thái Hủy để thực hiện nông trại tiếp theo.

B8. Thực hiện thanh tra trên từng trang trại:

  • Thanh tra viên nên thực hiện thanh tra theo kế hoạch đã được tạo trên APP, nếu có bất kỳ thay đổi nào thanh tra viên phải báo lại cho điều phối viên.
  • Thanh tra viên chỉ sử dụng mẫu: Danh mục thanh tra nội bộ và dữ liệu nông hộ tham chiếu theo Danh sách phê chuẩn nông hộ thành viên, Phiếu đăng ký nông hộ và Các tiêu chuẩn nội bộ.
  • Thanh tra viên phỏng vấn nông dân các nội dung theo bộ câu hỏi của tiêu chuẩn canh tác áp dụng.
  • Kiểm tra nông dân về các chứng từ, nhật ký nông hộ so sánh với nhật ký nông hộ trên APP và thông tin khai báo trên APP.

B9. Sau khi hoàn thành thanh tra cho một nông hộ → Kết quả đánh giá cho nông hộ →Trạng thái thanh tra nội bộ của trang trại “Hoàn thành”.

B10. Kiểm tra còn trang trại nào chưa được thanh tra hay không, nếu còn thì thanh tra trang trại tiếp theo ngược lại đã hoàn thành thanh tra.

B11. Chuyển lịch thanh tra nhóm qua trạng thái “Hoàn thành” trên APP.

B12. Cập nhập kết quả thanh tra cho Trang Trại và cập nhập báo cáo thanh tra cho nhóm trên APP.

B13. Nhân viên hành chính tập hợp báo cáo kết quả bằng văn bản cho ban quản lý.

  • Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm nói chung và sức khỏe người tiêu dùng nói riêng. Vì vậy việc sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào phải rõ nguồn gốc xuất xứ, độ an toàn của sản phẩm, liều lượng sử dụng phù hợp.
  • Nhận thức rõ mức độ quan trọng của việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào, hệ thống đảm bảo minh bạch hAgri không chỉ cung cấp chức năng ghi nhận lưu trữ thông tin và còn cung cấp các quy trình giám sát việc khai báo và sử dụng nguyên vật liệu đầu vào. 
  • Nguyên vật liệu đầu vào gồm:
    • Giống: Nông hộ tham gia nhóm chứng nhận phải khai báo chi tiết các loại cây trồng của nông hộ (Loại cây, số cây, diện tích). Cán bộ hiện trường kiểm tra và xác nhận.
    • Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón: 

Mua: Nông hộ tham gia nhóm chứng nhận có thể mua vật tư đầu vào từ nhóm, hoặc tự mua bên ngoài nhưng sẽ được kỹ thuật kiểm tra và phê duyệt đơn mua.

Chứng từ mua: Sau khi mua vật tư đầu vào phải cung cấp hóa đơn chứng từ mua

Nhật ký sử dụng: Trong quá trình canh tác, nguyên vật liệu đầu vào được hướng dẫn trong quy trình trồng trọt và được giám sát bởi cán bộ hiện trường. Cuối cùng là được kiểm tra dư lượng TBVTV và các tồn dư khác. 

Kỹ thuật khai báo, Nông hộ sử dụng

B1. Kỹ thuật khai báo danh mục đầu vào của nhóm. Có 2 lựa chọn sau:

  • Chọn từ thư viện hAgri.
  • Tự khai báo thông tin đầu vào → B2.

B2. Sau khi khai báo sản phẩm đầu vào hoàn thành → Danh mục đầu vào.

B3. Khi tạo quy trình kỹ thuật sản xuất nông sản, kỹ thuật sẽ khai báo nguyên vật liệu cho công việc, nguyên vật liệu sẽ được chọn từ “Danh mục đầu vào” đã khai báo trước đó. 

→ Quy trình kỹ thuật → B4.

B4. Sau khi quy trình kỹ thuật được hoàn thành. Kỹ thuật viên Sẽ ban hành quy trình này cho nông hộ thành viên → Ban hành quy trình cho nông hộ → B5.

B5. Sau khi ban hành quy trình, hệ thống sinh ra:.

  • Kế hoạch nguyên vật liệu: Kết hợp với tồn kho NVL sẽ sinh ra “Kế hoạch mua hàng”. Từ kế hoạch mua, nông dân tiến hành mua hàng.
  •  Kế hoạch tài chính.
  •  Kế hoạch công việc: Từ kế hoạch công việc, đến ngày sẽ sinh ra “thẻ công việc” và hiển thị thẻ ở “Việc cần làm” của nông hộ.

B7. Từ việc cần làm, nông hộ thực hiện từng công việc.

  • Công việc mới tạo ở trạng thái “Mới”.
  • Nông hộ bắt đầu thực hiện công việc thì sẽ chuyển trạng thái trên APP là “Đang thực hiện”. 
  • Khi thực hiện xong công việc, nông hộ xác nhận lại nguyên vật liệu đã sử dụng.
  • Nếu công việc cần kỹ thuật xác nhận thì sẽ chuyển qua trạng thái “Chờ kiểm tra”, ngược lại trạng thái công việc “Hoàn thành”.
  • Kỹ thuật sẽ kiểm tra các công việc “Chờ kiểm tra”, sau đó phê duyệt công việc có hoàn thành hay không. Nếu công việc hoàn thành chuyển qua trạng thái “Hoàn thành”, ngược lại công việc chuyển qua trạng thái “Không đạt” và với công việc “Không đạt” kỹ thuật có thể tạo lại thẻ công việc khác để thực hiện khắc phục công việc không đạt trước đó.

Sau khi kết thúc một công việc → đẩy thông tin qua nhật ký canh tác, nhật ký sử dụng TBVTV, phân bón → Truy xuất nguồn gốc (Nếu có).

Nông hộ khai báo, Nông hộ sử dụng

B1. Nông hộ khai báo danh mục đầu vào của nhóm. Có 2 lựa chọn sau:

  • Chọn từ thư viện hAgri
  • Tự khai báo: Nông hộ khai báo → Kỹ thuật phê duyệt → không duyệt thì khai báo lại, ngược lại hoàn thành khai báo

B2.  Sau khi hoàn thành khai báo sản phẩm đầu vào → Danh mục đầu vào của nông hộ

B3. Nông hộ tạo công việc , có 2 cách sau:

  • Tạo công việc: Trường hợp nông hộ muốn thực hiện công việc ngay.
  • Tạo công việc → Công việc hiện thị ở chức năng“ Việc cần làm”.
  • Tạo kế hoạch công việc: Trường hợp nông hộ muốn tạo nhiều công việc và chưa cần thực hiện ngay.
  • Tạo kế hoạch công việc → sinh ra “Kế hoạch công việc” → Đến ngày phát sinh thẻ hệ thống “Tạo thẻ công việc” → sinh ra “Thẻ công việc” → Công việc hiện thị ở chức năng“ Việc cần làm”.
  • Khi tạo công việc, Nông hộ chọn sẽ khai báo nguyên vật liệu cho công việc, nguyên vật liệu sẽ được chọn từ “Danh mục đầu vào” đã khai báo trước đó.

B4. Từ việc cần làm, nông hộ thực hiện từng công việc.

Công việc mới tạo ở trạng thái “Mới”:

  • Kiểm tra nguyên vật liệu còn đủ sử dụng hay không, không đủ thì mua nguyên vật liệu.
  • Nông hộ bắt đầu thực hiện công việc thì sẽ chuyển trạng thái trên APP là “Đang thực hiện”. 
  • Khi thực hiện xong công việc, nông hộ xác nhận lại nguyên vật liệu đã sử dụng.
  • Nếu công việc cần kỹ thuật xác nhận thì sẽ chuyển qua trạng thái “Chờ kiểm tra”, ngược lại trạng thái công việc “Hoàn thành”.
  • Kỹ thuật sẽ kiểm tra các công việc “Chờ kiểm tra”, sau đó phê duyệt công việc có hoàn thành hay không. Nếu công việc hoàn thành chuyển qua trạng thái “Hoàn thành”, ngược lại công việc chuyển qua trạng thái “Không đạt” và với công việc “Không đạt” kỹ thuật có thể tạo lại thẻ công việc khác để thực hiện khắc phục công việc không đạt trước đó.
  • Sau khi kết thúc một công việc → đẩy thông tin qua nhật ký canh tác, nhật ký sử dụng TBVTV, phân bón → Truy xuất nguồn gốc (Nếu có). 
Quy trình Nông hộ mua nguyên vật liệu đầu vào

B1. Dựa vào kế hoạch mua hàng, nông hộ lên kế hoạch mua hàng →B2.

B2. Nông hộ tạo đơn mua trên APP. Khi nông hộ đặt đơn mua, Kế hoạch mua hàng cập nhập theo:

  • Cộng số lượng vào “Tiến độ” của kế hoạch mua nguyên vật liệu.
  • Trừ số lượng ở “Cần mua: của kế hoạch mua nguyên vật liệu → B3.

B3. Kỹ thuật dựa vào kế hoạch mua hàng để xác nhận đơn mua của nông hộ.

  • Trường hợp Kỹ thuật hủy đơn thì kế hoạch mua hàng cập nhập theo:

Trù số lượng vào “Tiến độ” của kế hoạch mua nguyên vật liệu.

Cộng số lượng ở “Cần mua: của kế hoạch mua nguyên vật liệu.

  • Trường hợp xác nhận → B4.

B4. Hệ thống kiểm tra xem đơn mua của nông hộ là đơn mua trong hệ thống hay ngoài hệ thống:

  • Trong hệ thống → B6.
  • Ngoài hệ thống → B5.

B5. Nông hộ thực hiện mua hàng ngoài hệ thống →B7.

B6. Đơn mua được tạo ra ở chức năng “Quản lý đơn hàng” của nhóm → Kỹ thuật xử lý đơn hàng → B7.

B7. Đơn hàng không Hoàn thành → Chuyển trạng thái Hủy đơn → kế hoạch mua hàng cập nhập theo:

Trừ số lượng vào “Tiến độ” của kế hoạch mua nguyên vật liệu.

Cộng số lượng ở “Cần mua: của kế hoạch mua nguyên vật liệu.

  • Đơn hàng hoàn thành → B8.

B8. Nhập kho nguyên vật liệu.

Quy trình trồng trọt quyết định nên chất lượng sản phẩm, quy trình trồng trọt gồm hai loại quy trình sau:

  • Quy trình kỹ thuật sản xuất nông sản: Quy trình kỹ thuật được tạo theo từng loại cây trồng và chia theo các giai đoạn sinh trưởng của cây. Mỗi giai đoạn gồm nhiều quy trình bóc tách và trong mỗi quy trình bóc tách là danh sách công việc cần thực hiện. Một công việc thể hiện rõ thời gian thực hiện, hướng dẫn thực hiện, nguyên vật liệu đầu vào và định mức sử dụng. Khi thực hiện công việc hệ thống ghi nhận lại nhật ký canh tác và nhật ký sử dụng nguyên vật liệu đầu vào.
  • Quy trình xử lý sâu bệnh hại: Quy trình xử lý sâu bệnh hại được tạo theo từng loại cây trồng và từng loại mầm bệnh. Một quy trình xử lý sâu bệnh hại cho một bệnh sẽ gồm nhiều quy trình xử lý. Mỗi quy trình xử lý là danh sách công việc cần thực hiện. Một công việc thể hiện rõ thời gian thực hiện, hướng dẫn thực hiện, nguyên vật liệu đầu vào và định mức sử dụng. Khi thực hiện công việc hệ thống ghi nhận lại nhật ký canh tác và nhật ký sử dụng nguyên vật liệu đầu vào.
Quy trình kỹ thuật sản xuất nông sản

B1. Tạo quy trình kỹ thuật tổng hợp (QT00) cho đơn vị quản lý vùng trồng, quy này có thể tự tạo hoặc sao chép từ thư viện hAgri và chỉnh sửa lại cho phù hợp → B2.

B2. Sao chép quy trình kỹ thuật tổng hợp (QT00) vào nhóm nông hộ → Chỉnh sửa quy trình cho phù hợp với nhóm  → Quy trình kỹ thuật cho nhóm (QT01)→ B3.

B3. - B4.

  • Từ những thuộc tính đặc trưng của các nông hộ thành viên, chia các nông hộ thành viên thành các nhóm khác nhau có độ tương đồng về thuộc tính canh tác. gọi là nhóm nông hộ đặc trưng.
  • Từ các nhóm nông hộ đặc trưng, tạo các quy trình kỹ thuật đặc trưng (QT02) từ quy trình kỹ thuật nhóm (QT01) → Các quy trình kỹ thuật đặc trưng → B5.

B5.  Ban hành quy trình, gắn quy trình cho nông hộ → B6.

B6. Sau khi ban hành quy trình, hệ thống sinh ra:

  • Kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu: Kết hợp với tồn kho → Kế hoạch mua hàng → Mua hàng.
  • Kế hoạch tài chính → Quy trình xử lý tài chính.
  • Kế hoạch canh tác → thẻ công việc → Việc cần làm → B7.

B7. Nông hộ thực hiện công việc:

  • Công việc mới tạo ở trạng thái “Mới”.
  • Kiểm tra nguyên vật liệu còn đủ sử dụng hay không, không đủ thì mua nguyên vật liệu
  • Nông hộ bắt đầu thực hiện công việc thì sẽ chuyển trạng thái trên APP là “Đang thực hiện”. 
  • Khi thực hiện xong công việc, nông hộ xác nhận lại nguyên vật liệu đã sử dụng.
  • Nếu công việc cần kỹ thuật xác nhận thì sẽ chuyển qua trạng thái “Chờ kiểm tra”, ngược lại trạng thái công việc “Hoàn thành”.
  • Kỹ thuật sẽ kiểm tra các công việc “Chờ kiểm tra”, sau đó phê duyệt công việc có hoàn thành hay không. Nếu công việc hoàn thành chuyển qua trạng thái “Hoàn thành”, ngược lại công việc chuyển qua trạng thái “Không đạt” và với công việc “Không đạt” kỹ thuật có thể tạo lại thẻ công việc khác để thực hiện khắc phục công việc không đạt trước đó.
  • Sau khi kết thúc một công việc → đẩy thông tin qua nhật ký canh tác, nhật ký sử dụng thuốc BVTV, phân bón → Truy xuất nguồn gốc (Nếu có).
Quy trình xử lý sâu bệnh hại

B1. Nông hộ phát hiện sâu bệnh hại → xảy ra hai trường hợp sau:

  • Nông hộ tự xử lý → Quy trình xử lý sâu bệnh hại thực hiện bởi nông hộ.
  • Nông hộ nhờ kỹ thuật hỗ trợ →B2.

B2. Nông hộ tạo báo báo sâu bệnh hại →B3.

B3. Sau khi tạo báo cáo → báo cáo gửi đến Nhóm, trạng thái báo cáo là “Mới” →B4.

B4. Kỹ thuật thực hiện kiểm tra và xử lý báo cáo của nông hộ, chuyển trạng thái “Đang xử lý” → B5.

B5. Kỹ thuật tạo biện pháp xử lý, có hai cách để tạo:

  • Tạo danh sách các công việc → B8.
  • Tạo quy trình xử lý sâu bệnh hại → B6.

B6. “Ban hành” quy trình xử lý sâu bệnh hại cho nông hộ → Kế hoạch công việc cho nông hộ → B7.

B7. Sau khi ban hành → Sinh ra “Kế hoạch công việc” → Đến ngày sinh thẻ “Tạo thẻ công việc” → B8.

B8. “Việc cần làm nông hộ” → thực hiện công việc → B9:

  • Công việc mới tạo ở trạng thái “Mới”.
  • Nông hộ bắt đầu thực hiện công việc thì sẽ chuyển trạng thái trên APP là “Đang thực hiện”. 
  • Khi thực hiện xong công việc, nông hộ xác nhận lại nguyên vật liệu đã sử dụng.
  • Nếu công việc cần kỹ thuật xác nhận thì sẽ chuyển qua trạng thái “Chờ kiểm tra”, ngược lại trạng thái công việc “Hoàn thành”.
  • Kỹ thuật sẽ kiểm tra các công việc “Chờ kiểm tra”, sau đó phê duyệt công việc có hoàn thành hay không. Nếu công việc hoàn thành chuyển qua trạng thái “Hoàn thành”, ngược lại công việc chuyển qua trạng thái “Không đạt” và với công việc “Không đạt” kỹ thuật có thể tạo lại thẻ công việc khác để thực hiện khắc phục công việc không đạt trước đó.
  • Sau khi kết thúc một công việc → đẩy thông tin qua nhật ký canh tác, nhật ký sử dụng TBVTV, phân bón → Truy xuất nguồn gốc (Nếu có).

B9. Sau khi một công việc kết thúc, Kỹ thuật kiểm tra và quyết định “báo cáo sâu bệnh hại” có nên dừng lại hay không:

Nếu chưa dừng lại thì kiểm tra xem đã hết các công việc cần thực hiện chưa. Trường hợp hết công việc thực hiện thì tạo thêm công việc mới. Nông hộ tiếp tục thực hiện công việc tiếp theo cho đến khi Kỹ thuật quyết định dừng “báo cáo sâu bệnh hại”. → B10

B10. Kỹ thuật quyết định  dừng “Báo cáo sâu bệnh hại”

  • Kỹ thuật kiểm tra sâu bệnh hại đã được xử lý hay chưa:

→ Đã xử lý → chuyển qua trạng thái “Xử lý thành công”

→ Chưa xử lý được → chuyển qua trạng thái “Xử lý không thành công” → Xử lý lại báo cáo sâu bệnh hại.

B11. Hệ thống kiểm tra còn công việc nào chưa thực hiện không. Nếu còn thì hủy tất cả các công việc chưa thực hiện.

  • Quy trình thu hoạch: 
  • Ghi nhận sản lượng thu hoạch: Sản lượng thu hoạch sẽ được ghi nhận lại trên hệ thống và đã được giám sát trong quá trình thu hoạch để đảm bảo sản lượng ghi nhận là đúng.

Quy trình thu hoạch

Quy trình thu hoạch

B1. Giám đốc vùng trồng và điều phối viên lên kế hoạch thu hoạch →B2.

B2. Sau khi có kế hoạch thu hoạch, Kỹ thuật sẽ tạo quy trình thu hoạch tổng hợp → Chỉnh sửa từ quy trình tổng hợp thành quy trình thu hoạch cho nhóm nông hộ. → B3.

B3. Trong mỗi nhóm nông hộ sẽ chia thành nhiều nhóm đặc trưng (dựa theo thời gian thu hoạch, vị trí trang trại, một số đặc tính khác) → Tạo quy trình thu hoạch đặc trưng tương ứng với nhóm đặc trưng →B4.

B4. Kỹ thuật ban hành quy trình cho nông hộ để bắt đầu tiến hành thu hoạch → B5.

B5. Sau khi ban hành quy trình, hệ thống sinh ra:

  • Kế hoạch thu mua → Kế hoạch tài chính.
  • Kế hoạch thu hoạch nhóm → Lịch công việc cho nhóm.
  • Kế hoạch thu hoach nông hộ → B6.

B6. Hệ thống tạo thet công việc cho nông hộ dựa trên kế hoạch thu hoạch → Hiển thị ở chức năng “Việc cần làm ở trang trại” → B7.

B7. Thực hiện một công việc:

  • Công việc mới tạo ở trạng thái “Mới”.
  • Nông hộ bắt đầu thực hiện công việc thì sẽ chuyển trạng thái trên APP là “Đang thực hiện”. 
  • Khi thực hiện xong công việc, nông hộ xác nhận lại nguyên vật liệu đã sử dụng.
  • Nếu công việc cần kỹ thuật xác nhận thì sẽ chuyển qua trạng thái “Chờ kiểm tra”, ngược lại trạng thái công việc “Hoàn thành”.
  • Kỹ thuật sẽ kiểm tra các công việc “Chờ kiểm tra”, sau đó phê duyệt công việc có hoàn thành hay không. Nếu công việc hoàn thành chuyển qua trạng thái “Hoàn thành”, ngược lại công việc chuyển qua trạng thái “Không đạt” và với công việc “Không đạt” kỹ thuật có thể tạo lại thẻ công việc khác để thực hiện khắc phục công việc không đạt trước đó.
  • Sau khi kết thúc một công việc → đẩy thông tin qua nhật ký canh tác, nhật ký sử dụng TBVTV, phân bón → Truy xuất nguồn gốc (Nếu có).

Hàm lượng tồn dư của thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất quan trọng, nhất là đối với những sản phẩm xuất khẩu sang những nước có quy định rất khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ.

Quy trình phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

B1. Giám đốc vùng trồng và điều phối viên lên kế hoạch kiểm tra dư lượng thuốc BVTV:

  • Kế hoạch lấy mẫu
  • Biên bản lấy mẫu
  • Tem niêm phong
  • Nhãn nhận diện mẫu
  • Biên bản bàn giao mẫu
  • Dụng cụ

Điều phối viên lên lịch lấy mẫu ở trang trại → B2. Trang trại, kỹ thuật lấy mẫu, Người giám sát

B2. Tạo lịch lấy mẫu trên APP → B3

B3. Sau khi tạo lịch lấy mẫu trên APP → Lịch lấy mẫu gồm:

  • Lịch làm việc nhóm của nông hộ
  • Kế hoạch của ban quản lý nhóm

B4

B4. Khi Lịch đang ở trạng thái “Kế hoạch”, Điều phối viên kiểm tra sai với lịch thực tế hoặc cần thay đổi về lịch hoặc việc lấy mẫu trì hoãn thì có thể Hủy lịch. Rồi tạo lại lịch mới theo đúng yêu cầu. → B5

B5. Chuyển trạng thái tiến hành lấy mẫu  trên APP để thực hiện lấy mẫu từng trang trại. → Trạng thái Lấy mẫu kiểm định là  “Đang tiến hành” → Danh sách trang trại cần lấy mẫu → trạng thái ban đầu của trang trại là “Kế hoạch” → Khi trang trại đang ở trạng thái  “Kế hoạch” xảy ra hai trường hợp sau:

  • Hủy lấy mẫu ở trang trại →B6
  • Không hủy → B7

B6. Khi có một vấn đề phát sinh cho một nông hộ nào đó, và trạng thái nông hộ đang là “Kế hoạch” thì có thể chuyển sang trạng thái “Hủy” để thực hiện nông trại tiếp theo. → B9.

B7. Thực hiện lấy mẫu cho từng trang trại trong danh sách → B9

  • Trình tự lấy mẫu
  • Tiến hành lấy mẫu
  • Lập biên bản lấy mẫu
  • Bảo quản mẫu

B8. Chuyển trạng thái hoàn thành lấy mẫu ở trang trại thành viên. → B9

B9. Kiểm tra còn trang trại nào chưa được lấy mẫu hay không, nếu còn thì lấy mẫu trang trại tiếp theo ngược lại đã hoàn thành lấy mẫu. → B10

B10. Tổng hợp, phân loại mẫu → Gửi mẫu đi kiểm định 

  • Vận chuyển về phòng thử nghiệm
  • Bàn giao mẫu

→ Kết quá kiểm định → B11

B11. Tạo kết quả kiểm định trên APP → B12

B12. Kết quả dư lượng ở nông trại và nhóm → B13

B13. Truy xuất nguồn gốc.

Truy xuất nguồn gốc là hệ thống ghi nhận lại tất cả thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất nông sản. Gồm thông tin về giống, nguyên vật liệu đầu vào, nhật ký canh tác, nhật ký sử dụng thuốc BVTV, phân bón, quá trình thu hoạch, phân loại, sơ chế, vận chuyển. 

Truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của sản phẩm, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm an toàn, tin cậy, giúp các nhà sản xuất nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Truy xuất nguồn gốc

Hệ thống đảm bảo tiêu chí minh bạch hAgri cung cấp thông tin ghi nhãn sản phẩm, các thông tin được xác nhận thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ

Thông tin ghi nhãn sản phẩm:

Ghi nhãn sản phẩm

Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ


Xem chi tiết hình ảnh thực tế và hướng dẫn nghiệp vụ sử dụng các giải pháp:

NHÀ SẢN XUẤT

Nông hộ tạo tài khoản trên hệ thống hSpace

Nông hộ đăng ký định danh vai trò Nông hộ thành viên

Chủ nhiệm câu lạc bộ, Hợp tác xã mời thành viên tham gia nhóm nông hộ

Kỹ thuật Cập nhật & thay đổi vai trò trong nhóm

THANH TRA NỘI BỘ

Kỹ thuật tạo lịch thanh tra nhóm

Kỹ thuật và nông hộ thành viên xem lịch thanh tra

Điều phối viên hủy kế hoạch làm việc

Chuyển trạng thái tiến hành thanh tra

Kỹ thuật thực hiện thanh tra nội bộ

Nông hộ xem kết quả thanh tra

Kỹ thuật xem kết quả thanh tra

KỸ THUẬT KHAI BÁO, NÔNG HỘ SỬ DỤNG

Kỹ thuật khai báo danh mục đầu vào của nhóm

Kỹ thuật xem danh mục đầu vào của nhóm

Nông dân xem danh mục đầu vào của trang trại

Người dùng xem thông tin kế hoạch được sinh ra từ ban hành quy trình

Nông hộ khai báo và thực hiện công việc

Kỹ thuật duyệt công việc thực hiện công việc cho Nông hộ

NÔNG HỘ KHAI BÁO, NÔNG HỘ SỬ DỤNG

Nông hộ khai báo danh mục đầu vào của nhóm

Nông hộ xem danh sách đầu vào của nhóm

Nông hộ thực hiện công việc của trang trại

QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

Kỹ thuật tạo quy trình kỹ thuật tổng hợp

Kỹ thuật sao chép quy trình kỹ thuật vào nhóm nông dân

Kỹ thuật điều chỉnh quy trình phù hợp với từng nhóm nông dân

Kỹ thuật ban hành quy trình trồng trọt

Nông hộ tạo báo cáo sâu bệnh

Kỹ thuật thực hiện kiểm tra và xử lý báo cáo sâu bệnh

Kỹ thuật tạo biện pháp xử lý sâu bệnh

QUY TRÌNH THU HOẠCH - SƠ CHẾ - BẢO QUẢN

Nông hộ thực hiện công việc thu hoạch

Kỹ thuật thực hiện duyệt công việc thu hoạch cho nông hộ

Nông hộ ghi nhận sản lượng thu hoạch và bán hàng

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Kỹ thuật tạo lịch lấy mẫu

Kỹ thuật xem lịch lấy mẫu trên hệ thống

Kỹ thuật chuyển trạng thái hủy kế hoạch lấy mẫu

Kỹ thuật chuyển trạng thái thực hiện kế hoạch cho vùng trồng và trang trại

Kỹ thuật chuyển trạng thái hủy cho trang trại của kế hoạch

Kỹ thuật thực hiện lấy mẫu tại trang trại

Kỹ thuật khai báo hoàn thành lấy mẫu tại trang trại

Kỹ thuật khai báo hoàn thành lấy mẫu tại trang trại

Kỹ thuật tạo kết quả kiểm định mẫu

arrow-left

Chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch hành động của hSpace

arrow-right

Việt Nam xác định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế (theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII). Nông nghiệp đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỷ trọng gần 12% GDP. Việt Nam đang trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách, định hướng của Chính phủ, của Nhà nước, cùng với các chương trình hành động quốc gia hướng tới xây dựng nông thôn mới, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vục kinh tế hợp tác, hợp tác xã, chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững, với nhiều chương trình như mỗi xã một sản phẩm, chuyển đổi số ngành nông nghiệp, mô hình thí điểm xã thương mại điện tử, cụ thể:

Định hướng của chính phủ, của nhà nước


Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 03/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Quyết định số 919/QĐ-TTg, ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025.

Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Các chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông


Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022-2025.

Công văn số 3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tạm thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử.

Kế hoạch hành động của hSpace


Trên cơ sở đó hSpace phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm góp phần vào công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp, mang khoa học vào thực tiễn ngành nông nghiệp, cùng các thành phần khác góp phần vào thực hiện hoá các chính sách, định hướng của Chính phủ, của Nhà nước và các chương trình hành động quốc giá, các thành phần với những kế hoạch hành động của hSpace như sau:

  • hAgri: Tập trung vào chuyển đổi các mô hình sản xuất nhỏ lẻ, nông hộ cá thể, thành các nhóm liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn minh bạch, làm tiền đề chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam (theo Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ). Chuyển đổi và liên kết nhóm sản xuất được thực hiện theo phương thức sản xuất và mô hình kinh doanh số phù hợp với thời đại số, nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới (theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII).
  • hTransform: Tập trung vào chuyển đổi số phương thức sản xuất và mô hình kinh doanh, phát triển Nông hộ số, Hợp tác xã số liên kết sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ số đảm bảo tiêu chuẩn minh bạch (theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 03/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
  • hSchool: Tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, tư duy kinh tế nông nghiệp, làm kinh tế tập thể trong thời đại mới, làm nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao (theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII).
  • hMarket: Tập trung vào nghiên cứu và phát triển thị trường nông nghiệp, là mấu chốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Kết hợp với OCOP, các hStartup địa phương mang đặc sản mọi miền về mỗi xã, hMarket mang nông thôn ra thế giới với các thương hiệu nông sản Việt, xây dựng thương hiệu quốc gia (theo Quyết định số 919/QĐ-TTg, ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
  • hStartup: Tập trung phát triển kinh tế tập thể, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, mang khoa học vào nông nghiệp, thu hút đầu tư và nhân tài về nông thôn (theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ)
icon contact