banner desktop banner desktop

Về hSpace

img 1

hSpace là hệ sinh thái nông nghiệp số với mục đích thu hút đầu tư về Quê hương. hSpace được hình thành bới các nhà doanh nghiệp với tinh thần phụng sự, nhà khoa học với tinh thần dấn thân, nhà lãnh đạo với tinh thần kiến tạo và nhà nông với tinh thần liên kết, Nhà trường/Viên nghiên cứu với tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cùng cam kết vì an ninh lương thực, vì sức khoẻ cộng đồng, vì hệ sinh thái bền vững, vì sự công bằng, thông qua các hoạt động:

hAgri: Chuyển đổi và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững

hTransform: Chuyển đổi phương thức sản xuất và mô hình kinh doanh thời đại số, tiến tới tổ chức tự vận hành

hSchool: Học làm kinh tế nông nghiệp, kinh tế tập thể, làm nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững

hMarket: Mang đặc sản mọi miền về mỗi xã, mang nông thôn ra thế giới, xây dựng thương hiệu quốc gia

hStartup: Phát triển kinh tế tập thể, mang khoa học vào nông nghiệp, thu hút đầu tư và nhân tài về nông thôn

hProperty: Phát triển giá trị gia tăng trên bất động sản nông nghiệp và các dự án nông nghiệp bền vững

hInsurance: Bảo hiểm công nghệ cho nông hộ, nhóm liên kết, chuỗi giá trị liên kết và người tiêu dùng

hFinance: Tài chính cho nông hộ, nhóm liên kết, chuỗi giá trị liên kết và người tiêu dùng

Dựa trên liên minh chiến lược, gắn kết cộng sinh với nhóm sản xuất, nhóm kinh doanh, viện/trường, và các quan nhà nước.

Nhà sáng lập TS. Dương Trọng Hải

img 3

  • icon-li-star Dương Trọng Hải là Tiến sĩ lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Thuộc phòng Lab Những hệ thống thương mại điện tử thông minh của trường Đại học Inha, Hàn Quốc.
  • icon-li-star Là 68 Nhà khoa học trẻ tiêu biểu toàn quốc
  • icon-li-star Là Nhà khoa học đạt giải thưởng Quả cầu vàng của Bộ Khoa học Công nghệ và Trung Ương Đoàn trao tặng
  • icon-li-star Là Đại biểu chính thức Đại hội tài năng trẻ Việt Nam lần thứ II
  • icon-li-star Là Nhà khởi nghiệp, Sáng lập nhiều khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
  • icon-li-star Là Nhà sáng lập hệ sinh thái nông nghiệp số hSpace

Câu chuyện hình thành hSpace

img 2

Nhận thức rõ là một sứ mệnh, Tiến sĩ Dương Trọng Hải đã tự chuyển đổi mình để trở thành một doanh nhân, điều hành các doanh nghiệp do mình sáng lập nhằm tìm kiếm một phương pháp để vượt qua thung lũng chết, để tìm kiếm một giải pháp cho khối học thuật dễ dàng hơn mang khoa học vào thực tiễn, cho hai quả đồi gần nhau hơn.

Với đặc thù Việt Nam là đất nước nông nghiệp, vì thế Tiến sĩ Dương Trọng Hải lấy nông nghiệp là đối tượng nghiên cứu, là xương sống, các ngành khoa học khác là xương sườn. Để phát triển nông nghiệp, các ngành khoa học khác sẽ đi vào hướng ứng dụng cho nông nghiệp và ngược lại các ngành khoa học đó sẽ phát triển có định hướng, mục tiêu rõ ràng hơn, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Trên cơ sở đó, lần lượt các thành phần nền tảng của hệ sinh thái nông nghiệp số hSpace ra đời. hSpace như là chiếc cầu nối giữa quả đồi Học thuật và Thực tiễn để mang khoa học vào thực tiễn nông nghiệp.

Nguyên tắc hoạt động


  • icon-li-star Tuân thủ pháp luật và các thông lệ kinh doanh tốt
  • icon-li-star Định hướng hệ sinh thái
  • icon-li-star Tính hiệu quả
  • icon-li-star Đảm bảo quyền và chức năng sở hữu của cổ đông và nhà đầu tư
  • icon-li-star Tính bảo mật
  • icon-li-star Tính minh bạch
  • icon-li-star Đảm bảo quyền lợi và vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong hệ sinh thái

Triết lý kinh doanh hSpace


pantagon

Con người là trung tâm

pantagon

Nông dân là chủ thể

pantagon

Doanh nghiệp dẫn dắt

pantagon

Khoa học là nền tảng

pantagon

Kinh tế chia sẻ

pantagon

Nông nghiệp tuần hoàn

arrow-left

Chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch hành động của hSpace

arrow-right

Việt Nam xác định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế (theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII). Nông nghiệp đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỷ trọng gần 12% GDP. Việt Nam đang trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách, định hướng của Chính phủ, của Nhà nước, cùng với các chương trình hành động quốc gia hướng tới xây dựng nông thôn mới, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vục kinh tế hợp tác, hợp tác xã, chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững, với nhiều chương trình như mỗi xã một sản phẩm, chuyển đổi số ngành nông nghiệp, mô hình thí điểm xã thương mại điện tử, cụ thể:

Định hướng của chính phủ, của nhà nước


Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 03/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.

Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Quyết định số 919/QĐ-TTg, ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025.

Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Các chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông


Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2022-2025.

Công văn số 3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tạm thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử.

Kế hoạch hành động của hSpace


Trên cơ sở đó hSpace phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm góp phần vào công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp, mang khoa học vào thực tiễn ngành nông nghiệp, cùng các thành phần khác góp phần vào thực hiện hoá các chính sách, định hướng của Chính phủ, của Nhà nước và các chương trình hành động quốc giá, các thành phần với những kế hoạch hành động của hSpace như sau:

  • hAgri: Tập trung vào chuyển đổi các mô hình sản xuất nhỏ lẻ, nông hộ cá thể, thành các nhóm liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn minh bạch, làm tiền đề chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam (theo Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ). Chuyển đổi và liên kết nhóm sản xuất được thực hiện theo phương thức sản xuất và mô hình kinh doanh số phù hợp với thời đại số, nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới (theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII).
  • hTransform: Tập trung vào chuyển đổi số phương thức sản xuất và mô hình kinh doanh, phát triển Nông hộ số, Hợp tác xã số liên kết sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ số đảm bảo tiêu chuẩn minh bạch (theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 03/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
  • hSchool: Tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, tư duy kinh tế nông nghiệp, làm kinh tế tập thể trong thời đại mới, làm nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao (theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII).
  • hMarket: Tập trung vào nghiên cứu và phát triển thị trường nông nghiệp, là mấu chốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Kết hợp với OCOP, các hStartup địa phương mang đặc sản mọi miền về mỗi xã, hMarket mang nông thôn ra thế giới với các thương hiệu nông sản Việt, xây dựng thương hiệu quốc gia (theo Quyết định số 919/QĐ-TTg, ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
  • hStartup: Tập trung phát triển kinh tế tập thể, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, mang khoa học vào nông nghiệp, thu hút đầu tư và nhân tài về nông thôn (theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ)
icon contact